Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

XÃ ĐIỀM MẶC

2017-11-25 10:48:00.0

Điềm Mặc, đôi khi được viết là Điềm Mạc là một thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm ở phía tây nam của huyện và thuộc vùng căn cứ địa Cách mạng ATK Định Hóa trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Điềm Mặc giáp với xã Thanh Định ở phía bắc, xã Bình Yên ở phía đông bắc, xã Sơn Phú ở phía đông, xã Phú Đình ở phía nam. Qua dãy núi Hồng, Điềm Mặc giáp với xã Hùng Lợi của huyện Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Xã Điềm Mặc có diện tích 14,54 km², dân số năm 1999 là 4149 người,[1] mật độ dân số đạt 285 người/km².

Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003, xã Điềm Mặc có diện tích 17,27 km², dân số là 4148 người, mật độ là 240 người/km². Điềm Mặc được chia thành 28 xóm: Song Thái 1, Song Thái 2, Song Thái 3, Bản Hóa, Bản Tiến, Bản Quyên, Bắc Chảu, Thẩm Dọc 1, Thẩm Dọc 2, Bản Giáo, Bản Nhọm, Lai Cọ, Đồng Lá 1, Đồng Lá 2, Đồng Lá 3, Đồng Lá 4, Đồng inh 1, Đồng Vinh 2, Đồng Vinh 3, Đồng Vinh 4, Bản Bắc 1, Bản Bắc 2, Bản Bắc 3, Bản Bắc 4, Bản Bắc 5, Bình Nguyên 1, Bình Nguyên 2, Bình Nguyên 3.[2]

Về giao thông, Điềm Mặc có tuyến đường nối từ xã Bình Yên đến Phú Đình chạy qua, ngoài ra còn có tuyến đường liên xã Điềm Mặc - Sơn Phú dài 5,7 km, đây là con đường vành đai ATK được ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư với kinh phí 15 tỷ đồng và được người dân tình nguyện hiến đất.[3]

Điềm Mặc là một xã nằm trong chương trình 134 và 135 của chính phủ Việt Nam. Xã có hơn 350ha chè, trong đó có 300ha là chè kinh doanh, là một trong những địa phương có diện tích chè lớn nhất của huyện Định Hóa.[4]

Tại đây ngày 19/05/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đóng đại bản doanh của người tại đồi Khau Tý- Nạ Tra để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nơi đây còn nhiều di tích nơi ở của các vị lãnh đạo của Trung ương Đảng và quân đội: Võ Nguyên Giáp (Khẩu Tràng), Hoàng Văn Thái(Khẩu Muột), Tôn Đức Thắng (Bản Bắc).....

Tại Điềm Mặc vào ngày 21/4/1950, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương đóng ở chiến khu Việt Bắc đã thay mặt báo giới cả nước tổ chức Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam).[5] Tháng 8 năm 2004, Bộ Văn hóa Thông tin- nay là Bộ Thông tin và truyền thông đã quyết định công nhận di tích lịch sử địa điểm thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam là di tích lịch sử cấp quốc gia. Tại đây có nhà trưng bày Di tích lịch sử Hội Nhà báo Việt Nam gồm 2 tầng, mỗi sàn rộng gần 100m2, tổng vốn đầu tư gần 1,2 tỷ đồng.



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1765249